Đừng ngần ngại hãy liên hệ cho tôi để có ngay mặt bằng kinh doanh phù hợp
Bí Kíp Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh Đắc Địa, Giá Tốt Tại TP.HCM
Trang chủ-Bí Kíp Thuê
Bí Kíp Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh Đắc Địa, Giá Tốt Tại TP.HCM
Thuê mặt bằng kinh doanh tại TP.HCM không chỉ là chọn vị trí đẹp mà còn phải tối ưu chi phí, tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo hiệu quả vận hành. Bài viết chia sẻ những bí kíp thực tế như: khảo sát lưu lượng người qua lại, phân tích đối thủ trong khu vực, kiểm tra kỹ hợp đồng thuê, thương lượng giá thuê hợp lý, và các mẹo giúp bạn nhanh chóng tìm được mặt bằng phù hợp cho từng ngành nghề. Đặc biệt, các khu vực như Quận 1, Quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh... vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp.
1. Khảo Sát Lưu Lượng Người Qua Lại
Mục tiêu: Đảm bảo có đủ khách tiềm năng để duy trì và phát triển doanh thu.
- Quan sát khung giờ cao điểm (sáng, trưa, chiều tối) trong nhiều ngày, bao gồm cả cuối tuần.
- Xác định tỷ lệ người đi bộ, đi xe máy, ô tô – phù hợp với ngành nghề nào.
- Ghi nhận đặc điểm khách hàng thường xuyên xuất hiện: học sinh, dân văn phòng, người lớn tuổi, người qua đường...
- Dùng công cụ hỗ trợ nếu cần: camera hành trình, ứng dụng đếm lưu lượng như "People Counter".
Ví dụ:
. Nếu bạn kinh doanh đồ ăn nhanh hoặc cà phê, cần khu vực có dòng người đi bộ cao, gần trường học, văn phòng.
. Nếu mở showroom nội thất, cần nơi có đường xe hơi lớn, chỗ đậu xe thuận tiện.
2. Phân Tích Đối Thủ Trong Khu Vực
Mục tiêu:
Biết mình đang ở trong môi trường cạnh tranh như thế nào để đưa ra chiến lược phù hợp.
- Đi khảo sát các cửa hàng cùng ngành gần đó: thương hiệu gì? lượng khách ra vào? ưu điểm/nhược điểm?
- Đặt vai trò là khách hàng để trải nghiệm dịch vụ và giá cả của đối thủ.
- Ghi chú xem khu vực đã bão hòa hay còn dư địa phát triển, có nhu cầu chưa được đáp ứng không?
Mẹo:
Nếu trong khu vực có nhiều đối thủ mạnh, hãy xác định USP (điểm khác biệt duy nhất) của bạn. Nếu chưa có đối thủ, hãy xác định vì sao chưa ai làm hay đã từng thất bại?
3. Kiểm Tra Kỹ Hợp Đồng Thuê
Mục tiêu:
Tránh rủi ro pháp lý và chi phí phát sinh sau này.
- Kiểm tra pháp lý mặt bằng: chủ nhà có giấy tờ hợp lệ không? có tranh chấp hay đang thế chấp không?
- Đọc kỹ điều khoản về thời gian thuê, đặt cọc, tăng giá, sửa chữa, chấm dứt hợp đồng sớm.
- Rõ ràng về chi phí đi kèm: điện, nước, bảo trì, thuế...
- Ghi chú chi tiết tình trạng hiện trạng bàn giao, có hình ảnh/biên bản.
Mẹo:
Luôn có một bản hợp đồng in rõ ràng, được ký bởi cả hai bên, có người làm chứng nếu cần.
4. Thương Lượng Giá Thuê
Mục tiêu:
Đảm bảo chi phí thuê không vượt quá 20–30% doanh thu dự kiến.
- Khảo sát giá mặt bằng xung quanh với vị trí, diện tích tương đương.
- Nếu thời gian thuê dài, bạn có thể đề xuất giá tốt hơn hoặc miễn phí 1–2 tháng đầu để sửa chữa setup.
- Đưa ra các cam kết hấp dẫn để thuyết phục chủ nhà: cọc đủ, thanh toán đúng hạn, giữ gìn tài sản.
Mẹo:
Chủ nhà thường có biên độ thương lượng vì vậy hãy để cho các bạn chuyên viên mô giới hỗ trợ thay cho bạn
5. Mẹo Chọn Mặt Bằng Theo Ngành Nghề